Vững vàng trong sự nghiệp phát triển trà Việt Trong diễn văn khai mạc Lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng lần 3 năm 2010 vừa qua tại Bảo Lộc - Lâm Đồng
Vững vàng trong sự nghiệp phát triển trà Việt Trong diễn văn khai mạc Lễ hội văn hóa trà Lâm Đồng lần II năm 2008 vừa qua tại Bảo Lộc - Lâm Đồng (vùng đất được mệnh danh là vương quốc của cây trà trong nhiều thập niên) có đoạn viết: “Sự xuất hiện sớm của cây trà đã đưa người Việt lên hàng những dân tộc biết uống trà sớm nhất thế giới. Người Việt tôn vinh văn hóa ẩm thủy trà Việt”.
(Ảnh: GS sử học Dương Trung Quốc đang phát biểu tại lễ hội và Hội thi văn hóa trà 2010)
Trong tiết trời se lạnh của phố núi cao nguyên, lễ hội văn hóa trà được diễn ra tưng bừng với sự tham gia của đông đảo người dân Bảo Lộc, các quan khách trong và ngoài nước, các cơ sở danh trà trong tỉnh Lâm Đồng về hội tụ. Đêm khai mạc lễ hội đã tôn vinh cây trà Việt. Từ sự có mặt của đồn điền trà đầu tiên tại tỉnh Phú Thọ năm 1890 đến nhà máy sản xuất trà đen Cầu Đất - Đà Lạt năm 1931, đến nay vẫn còn hoạt động và Bảo Lộc là nơi tập trung phong phú các cơ sở sản xuất, chế biến trà tiêu thụ nội địa và xuất khẩu. Đến năm 2008, toàn quốc có 35 tỉnh trồng trà, tổng diện tích trên 128.000 ha, khoảng 650 cơ sở chế biến công nghiệp cùng hàng ngàn hợp tác xã, hộ gia đình; xuất khẩu ước tính 130 ngàn tấn, nội tiêu chiếm gần 22% tổng sản lượng, trong đó Lâm Đồng chiếm 1/3 diện tích và sản lượng của cả nước.
Những ngày lễ hội đã diễn ra nhiều hoạt động lôi cuốn như Hội thi “Duyên dáng xứ trà”, tọa đàm cùng nông dân sản xuất trà, đêm hội uống trà, cùng Hội nghị “Kỹ thuật công nghệ trồng và chế biến trà các nước ASEAN”. Đặc biệt, Danh trà Trâm Anh đã đứng ra tổ chức hội thi pha trà và kiến thức về trà, với sự tham dự của TS. Nguyễn Kim Phong - Chủ tịch Hiệp hội Chè Việt Nam - Chủ tịch Hội đồng Giám khảo và GS sử học Dương Trung Quốc đã phát biểu tại lễ hội và Hội thi văn hóa trà. Hội thi bắt đầu với chương trình văn nghệ đặc sắc gồm các tiết mục hát chào mừng dân ca quan họ Bắc Ninh cùng nghi thức dâng trà. Qua bình chọn, Ban giám khảo đã chọn ra 3 đội thi xuất sắc và các thí sinh tiếp tục dự thi 3 vòng thi kiến thức về trà: trắc nghiệm, ứng xử, thi hái hoa kiến thức trà. Phần thi pha trà được chú ý nhất, mỗi đội cử 1 thí sinh dự thi biểu diễn cách pha trà tinh tế và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo. Kết quả Danh trà Trâm Anh đạt giải nhất đồng đội và được Hiệp hội Chè Việt Nam trao Kỷ niệm chương “Vì sự nghiệp phát triển chè Việt Nam”, cô Vũ Ngọc Trâm Anh đạt giải nhất cá nhân phần thi pha trà - được tặng danh hiệu nghệ nhân văn hóa trà nhân Lễ hội văn hóa trà
Đêm Lễ hội văn hóa trà đã khép lại nhưng dư âm, hình ảnh của những hoạt động nhằm tôn vinh những giá trị tinh thần từ cây trà đã đọng lại. Trong đó phải kể đến những người nông dân đầu trần, chân đất đã gắn bó máu thịt với nghề làm trà Lâm Đồng, mãi mãi tự hào với xứ sở B’Lao xưa kia và địa danh Bảo Lộc phồn vinh hôm nay, với những vùng trà chuyên canh bạt ngàn, với máy móc dây chuyền hiện đại công suất cao. Danh trà Trâm Anh đang sánh vai cùng các danh trà khác hình thành nên phố trà khang trang, tấp nập du khách trong và ngoài nước ghé đến tham quan, thưởng ngoạn, mua về những sản phẩm trà nồng nàn hương thơm và đạt chất lượng. Với thương hiệu B’Lao đã khẳng định được vị trí trong suốt gần một thập kỷ qua, Danh trà Trâm Anh - Bảo Lộc tiếp tục xem việc trồng, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ trà đã trở thành nghề truyền thống của cha ông dày công khai phá, mang đậm nét văn hóa đặc trưng của vùng cao nguyên thanh bình, trù phú và hiếu khách